Tháp đôi Quy Nhơn – Bạn là người đam mê khám phá những nét kiến trúc cổ hay bạn muốn làm mới bản thân bằng việc trải nghiệm một chuyến du lịch Quy Nhơn thật mới mẻ? Tại sao không đến ngày Tháp đôi Quy Nhơn để trải nghiệm văn hóa Chăm Pa và sự bí ẩn mà tháp Đôi mang lại. Trước hết, cùng chúng tôi chiêm ngưỡng di tích lịch sử này một cách tổng quan nhất.
Địa chỉ: Tháp Đôi (hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh) nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn 3km về hướng Tây Bắc. Tháp đôi Quy Nhơn nằm cạnh cầu Đôi bắc ngang nhánh sông chảy từ hồ Đèo Sơn ra đầm Thị Nại thuộc quốc lộ 19. Nhờ vị trí đắc địa này, du khách có thể tới Tháp Đôi bằng bất cứ phương tiện nào từ máy bay, ô tô, xe máy cho đến xe khách.
Nếu di chuyển bằng xe khách: Bạn nên chọn hãng xe Phương Trang bởi đây là hãng xe đưa bạn tới gần địa điểm tham quan nhất với giá vé phải chăng và nhận được review tốt từ các lượt khách tham quan từ trước đến nay.
Nếu di chuyển bằng máy bay: Bạn có thể đáp chuyến bay xuống TP Quy Nhơn sau đó làm theo chỉ dẫn lựa chọn hình thức thuê xe riêng ( Ô tô, xe máy) hoặc đi xe khách đến Tháp Đôi Quy Nhơn.
Địa chỉ: phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
Nếu chọn hình thức di chuyển bằng xe máy: Khi di chuyển theo quốc lộ 19, đến Cầu Đôi, tiếp tục đi về hướng thành phố khoảng 650m, Tháp Đôi sẽ nằm ở vị trí bên trái. Gần đến nơi, men theo chỉ dẫn để xuống lối vào.
Lưu ý: Bạn cần đổ đầy bình xăng, mang theo những vật dụng phòng thân cần thiết tránh xảy ra các vấn đề ngoài tự tính trên đoạn đường. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ chúng tôi để giải quyết mọi thắc mắc và đặt tour từ A-> Z tới quần thể Tháp Đôi Quy Nhơn
Theo các nhà khảo cổ học, Tháp Đôi hay có tên gọi khác là Tháp Hưng Hạnh được xây dựng từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV. Tại thời điểm này, vương quốc Chăm Pa chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến động. Thông thường, theo kiến trúc người Chăm Pa, một cụm tháp bao gồm 3 tháp lớn nhỏ. Tuy nhiên riêng với Tháp Đôi Quy Nhơn là xây duy nhất 2 tháp: tháp lớn cao 25m, tháp nhỏ cao 23.
Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh trong thời gian dài, cả 2 tháp đều bị hư hại phần đỉnh và chiều cao hiện tại: tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ cao 18m. Tháp được tạo thành từ gạch nung xếp khít nhau theo cách xây của người Chăm và cố định lại bằng một chất kết dính siêu bền mà đến nay con người vẫn chưa lý giải được.
Đến năm 1990- 1991 tháp được trùng tu lại và sau này được mở cửa rộng rãi cho khách thập phương trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm nhiều văn hóa lâu đời tại đây.
Do xây dựng vào khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XV nên một phần vẻ đẹp Tháp Đôi bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Angkor Wat. Chính vì vậy, Tháp Đôi không có hình dạng tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống người Chăm mà cấu trúc gồm 2 phần chính: Phần thân vuông vức và đỉnh tháp chứa mặt cong.
Tại các góc của tháp được trang trí bằng hình tượng chim thần Garuda 2 tay giơ cao – Đây là chi tiết thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Khmer. Còn lại toàn bộ phần thân tháp vẫn giữ nguyên thiết kế và kiểu trang trí đặc trưng của các ngôi tháp tại Chăm.
Ở ngôi tháp phía Bắc, phần chân tường được đỡ bởi đài sen khổng lồ tạo thành bởi những tảng đá lớn. Phần tâm sen được trang trí bởi hình các con vật quyền lực như voi, sư tử và hình vũ nữ. Tham khảo thêm Ghềnh Ráng Tiên Sa được ví như viên ngọc bích.
Tương tự với ngôi tháp phía Nam, hầu hết các chi tiết đều được làm tương đối giống ngôi pháp phía Bắc tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, ngôi tháp này bị hư hại nhiều hơn. Bên trong tháp lớn thờ linh vật Linga và Yoni qua biểu tượng cối, chày giã gạo. Hai bên diềm tháp được chạm khắc hoa văn tinh tế, đối xứng với hình tượng 21 vũ nữ nhảy múa quanh diềm mái tạo nên nét nghệ thuật, bí ẩn cho Tháp Đôi Quy Nhơn.
Ngăn cách giữa phần mái cong và phần thân vuông vức, hình ảnh tu sĩ ngồi thiền được chạm khắc điêu luyện kết hợp voi châu đối xứng 2 bên. Qua những chi tiết chạm khắc kẻ trên cho ta thấy điểm du lịch Tháp Đôi không chỉ hiện thân cho nền văn hóa xưa và còn thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ, hoàn hảo và khả năng vượt bậc của những nghệ nhân thời bấy giờ.
Tính đến nay, tháp đã trải qua cuộc trùng tu duy nhất vào năm 1990. Trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt, cả 2 tháp đã bị hư hại nặng tại phần đỉnh. Vị trí hư hại này khiến nó trở lên khác biệt và độc đáo so với mọi hệ tháp Chăm khác.
Cụ thể hơn ngôi tháp phía Nam bị hư hại nhiều hơn ngôi tháp phía Bắc, toàn bộ phần chân của ngôi tháp phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề khiến phần kiến trúc này rất khó để các nhà khảo cổ xác định cấu trúc của nó như thế nào.
Gần đây, việc ban quản lí cho phép khoan đục để gắn bảng quảng bá nhằm thúc đẩy ngành du lịch Quy Nhơn, Bình Định đã phải đối mặt với nhiều luồng phản ứng gay gắt. Hầu hết cho rằng việc làm này gây ảnh hưởng ít nhiều đến kiến trúc Tháp Đôi Quy Nhơn.
Tuy nhiên sau này, Tháp Đôi Quy Nhơn lại ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi du khách trong nước và quốc tế, đồng thời nơi đây trở thành điểm du lịch lý tưởng.
Tháp Đôi hiện đang vấp phải nhiều luồng ý kiến tiêu cực vì nhà nước tiến hành gắn bảng du lịch
Vẻ đẹp kì bí của Tháp Đôi đã khiến bao nhà văn, nhà thơ xao xuyến. Chính vì vậy, hình ảnh Tháp Đôi Quy Nhơn trở lên sống động hơn qua những câu thơ ca đầy tính nghệ thuật. Một trong những câu ca dao mà người dân nơi đây rất yêu thích mà khi bạn ghé qua sẽ đôi lần được hướng dẫn viên nhắc tới như:
Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi
Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa, huống chi tôi với mình
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng
Ngoài ra, khi đến với quần thể Tháp Đôi, bạn có thể khám phá rất nhiều món ăn đặc sản nơi đây như: Bánh tráng phơi sương chấm cùng nước mắm ớt cay nồng, đánh thức vị giác và nhiều món ăn đặc trưng khác mà khi đến đây bạn sẽ được người dân bản địa hoặc hướng dẫn viên gợi ý chính xác hơn. Ngay gần Tháp Đôi Quy Nhơn có rất nhiều nhà hàng cũng xây dựng theo kiến trúc cổ mà bạn có thể tham khảo thêm.
Còn chần chừ gì nữa, hãy tìm hiểu ngày các tour du lịch trọn gói đến Tháp Đôi Quy Nhơn để chiêm ngưỡng vật chứng lịch sử. Cùng trải nghiệm những điều múa Chăm truyền thống hay thưởng thức biết bao món ăn đặc sản “chỉ Quy Nhơn mới có”.